Khánh Hòa đang khẩn trương triển khai thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thúc đẩy tiến độ xúc tiến, thu hút dòng vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Giao dịch nhà đất có dấu hiệu phục hồi
Trải qua giai đoạn trầm lắng, số lượng giao dịch nhà đất tại Khánh Hòa đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại trong quý 1/2023.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, trong quý 1/2023 trên địa bàn tỉnh phát sinh 3.878 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 1.613 tỷ đồng.
Trong đó, có 2.935 giao dịch đất nền, 875 giao dịch nhà ở riêng lẻ và 68 giao dịch căn hộ chung cư.
Như vậy, nếu so sánh với dữ liệu được công bố trước đó, số lượng giao dịch đất nền tại tỉnh Khánh Hòa trong quý 1/2023 đã bật tăng hơn 7% so với 2.735 giao dịch trong quý 4/2022.
Cũng theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện đang triển khai 10 dự án nhà ở thương mại quy mô 1.564 căn chung cư và 4.067 căn nhà ở riêng lẻ; 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng với 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 căn biệt thự du lịch;…
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa dự đoán tình hình bất động sản tỉnh sẽ có những hiệu ứng tốt hơn trong thời gian tới. Lý do là thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa đang ghi nhận nhiều tín hiệu đáng mừng từ việc Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3.
Bên cạnh đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 27/3.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn có các đồ án lớn khác như Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm hiện đang được thẩm định và sắp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khánh Hòa đang triển khai lập nhiều quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế Vân Phong.
Đồng loạt triển khai nhiều quy hoạch quan trọng tại Khu kinh tế Vân Phong
Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số số 298/QĐ-TTg phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngay sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch nói trên được phê duyệt, UBND tỉnh Khánh Hòa đã khẩn trương triển khai lập quy hoạch các khu chức năng, làm cơ sở để thu hút dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp lớn ở trong và ngoài nước, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Ngày 7/4, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa có Tờ trình số 140/TTr-BCS báo cáo tiến độ triển khai lập quy hoạch các phân khu và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, trong năm 2023 sẽ trình thẩm định và phê duyệt 12 quy hoạch phân khu gồm: Khu du lịch sinh thái Đảo Hòn Lớn 4.929ha; khu du lịch Núi Khải Lương 2.180ha; Khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên – Mũi Đá Son 1.673ha; Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông 5.508ha; Khu đô thị và công nghiệp tập trung Bắc Hòn Hèo 3.679ha; Khu chức năng công nghiệp và cảng biển Nam Vân Phong 6.987ha.
Bên cạnh đó còn có quy hoạch Trung tâm cảng biển, đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp Đầm Môn 4.127ha; Khu đô thị, dịch vụ du lịch Tuần Lễ – Hòn Ngang 1.725ha; Khu đô thị, đa năng Ninh Hải 1.876ha; Khu du lịch Đảo Điệp Sơn 228ha; Khu đô thị Vạn Giã và vùng phụ cận 3.338ha; Khu đô thị dịch vụ trung tâm Ninh Hòa 1.992ha.
Riêng trong năm 2024, sẽ trình thẩm định và phê duyệt 7 quy hoạch phân khu gồm: Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh 1.958ha; Khu sinh thái núi Tây Tu Bông 9.017ha; Khu sinh thái núi Tây Vạn Giã 16.288ha; Khu đô thị Nam Vạn Giã 4.374ha; Khu công nghiệp, dịch vụ Vạn Hưng 1.733ha; Khu dịch vụ đô thị, công nghiệp Tây Ninh An 2.595ha; Khu dịch vụ đô thị và dân cư Đông Bắc Ninh Hòa 2.827ha.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết đã giao UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý rà soát, điều chỉnh lại thời gian thu hút các nhóm dự án, dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong theo giai đoạn phù hợp.
Cụ thể, năm 2023 dự kiến xây dựng danh mục công bố thu hút 11 dự án, nhóm dự án; năm 2024, với 12 dự án, nhóm dự án; năm 2025 và giai đoạn sau năm 2025 với 7 dự án, nhóm dự án.
Đồng thời bổ sung danh mục 4 Khu công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư thuộc phân khu 17 quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Mới đây, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã có loạt Tờ trình đề nghị Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch 4 phân khu chức năng gồm: Khu du lịch sinh thái Đảo Hòn Lớn (phân khu 01), diện tích đất khoảng 4.929 ha; Khu du lịch Núi Khải Lương (phân khu 02), diện tích đất khoảng 2.150 ha; Trung tâm cảng biển, đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp Đầm Môn (phân khu 03), diện tích đất khoảng 4.445 ha; Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông (phân khu 08), diện tích đất khoảng 5.386 ha.
Sau khi xem xét đề xuất của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, ngày 5/5 vừa qua UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất chủ trương cho phép Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức lập Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) các khu chức năng thuộc Khu kinh tế Vân Phong (19 phân khu theo nội dung Tờ trình số 140/TTr-BCS ngày 7/4/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh).
Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các bước thủ tục tiếp theo đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong đó, lưu ý thời gian, tiến độ thực hiện các đồ án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất tại Công văn số 4148-CV/VPTU ngày 14/4/2023.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu xem xét ưu tiên triển khai lập trước các quy hoạch phân khu tại khu vực đã có nhà đầu tư chiến lược đề xuất đầu tư dự án, nhất là các dự án trọng điểm đã được ký kết biên bản ghi nhớ tại Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023.
Hành lang pháp lý quy định đảm bảo nguồn vốn để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, song quá trình thực hiện lại không cân đối đủ. Lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12%, vẫn được cho là “quá cao, không phù hợp”.
Quỹ đất cho nhà ở xã hội vẫn không đáp ứng được nhu cầu, các địa phương chưa ưu tiên quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, một số địa phương hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chưa chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo theo quy định của Luật Nhà ở.
“Thậm chí có địa phương chỉ trông chờ vào 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội có được thông qua phát triển các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị” – TS. Đặng Việt Dũng nhận định.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần cải cách thủ t