Các quy định mới của pháp luật về luật hừa kế? Di sản thừa kế được chia như thế nào? Cần lưu ý những điều gì trong bộ luật thừa kế mới nhất để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có sau di chúc. Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.
1. Quyền Thừa Kế Là Gì?
Quyền thừa kế có thể được hiểu là quyền để lại di sản (tức tài sản thừa kế) của mình cho người khác thông qua hình thức lập bản di chúc hoặc hình thức phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thừa kế là một mối quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó những chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định. Đối với mối quan hệ này, những người có tài sản, trước khi chết sẽ định đoạt tài sản lại cho người khác. Người có quyền nhận lại di sản đó có thể nhận hoặc không nhận (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác).
Di Sản Thừa Kế Là Gì?
Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam được hiểu là tài sản của người chết để lại cho người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người đã chết trong tài sản chung với người khác”.
Như vậy, di sản thừa kế cũng chính là toàn bộ tài sản thuộc về quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của chính người đó. Quyền sở hữu tài sản chính là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân được nước ta bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 có quy định:
– Mọi người đều có quyền sở hữu về nguồn thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà đất, các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, cổ phần vốn góp trong doanh nghiệp, một số tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế tài sản được pháp luật bảo hộ.
2. Bộ Luật Thừa Kế Mới Nhất 2023
Tải: Luật thừa kế mới nhất theo mẫu sau:
2. Luật Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc Cập Nhật 2023
Quyền Thừa Kế Khi Không Có Di Chúc Là Gì?
Phân chia quyền thừa kế tài sản không có di chúc thì di sản thừa kế đó sẽ được phân chia theo đúng quy định của pháp luật. Sau đây là những quy định mới nhất về luật thừa kế tài sản khi không có di chúc:
Điều kiện áp dụng:
- Không có bản di chúc để lại;
- Có di chúc để lại nhưng không hợp pháp;
- Người thừa kế theo bản di chúc chết trước hoặc bị chết cùng thời điểm với người lập ra bản di chúc; tổ chức và cơ quan kế thừa không còn tại thời điểm mở kế thừa;
- Người được thừa kế theo bản di chúc từ chối nhận thừa kế di sản hoặc người không có quyền được hưởng di sản.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với di sản như sau:
- Phần di sản còn lại không được có trong di chúc;
- Phần di sản không có hiệu lực pháp luật đang được để lại trong di chúc;
- Phần di sản liên quan đến người được nhận thừa kế theo di chúc nhưng họ từ chối nhận, không có quyền hưởng theo pháp luật, chết trước hoặc chết cùng người lập ra di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Những Người Được Thừa Kế Theo Pháp Luật
Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những hàng thừa kế sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con đẻ hoặc con nuôi của người đã chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết đó là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột của người đã chết, mà người chết đó là cụ nội, cụ ngoại. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ chỉ được thừa kế, nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước vì đã mất, không có quyền hưởng tài sản, bị truất quyền hưởng tài sản hoặc họ từ chối nhận tài sản thừa kế.
Trường Hợp Nào Không Được Thừa Kế?
Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp không được quyền thừa kế, bao gồm:
“a) Người bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người đã để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng người đã để lại di chúc;
c) Người bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng của người nhận thừa kế nhằm hưởng 1 phần hoặc toàn bộ phần tài sản mà người thừa kế có quyền được hưởng;
d) Người có hành vi cưỡng ép, lừa dối hoặc có hành vi ngăn cản người để lại di sản trong quá trình lập di chúc; giả mạo bản di chúc, sửa chữa bản di chúc, hủy bản di chúc, che giấu bản di chúc nhằm mục đích hưởng 1 phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí định của người để lại di sản.”
Thủ Tục Kê Khai Di Sản Thừa Kế Không Có Di Chúc
Bước 01: Công chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại những di sản đó;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Giấy tờ tùy thân của người được kế thừa
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người được nhận thừa kế và người để lại di sản
Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh và thụ lý công chứng tại UBND cấp xã nơi có tài sản đất đai. (Điều 58 Luật công chứng năm 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).
15 ngày là thời hạn niêm yết công khai, nếu trong 15 ngày không xảy ra tranh chấp gì thì UBND ra văn bản công nhận các di sản thừa kế.
Bước 03: Đăng ký về biến động đất đai
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong di sản thừa kế, người sử dụng đất làm thủ tục đăng ký biến động đất đai. (Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Nếu đã quá 30 ngày mà bạn chưa đăng ký biến động đất đai thì sẽ bị xử phạt hành chính mức thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất lên đến 10 triệu đồng tùy theo từng trường hợp đã được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Hy vọng bài viết trên về luật thừa kế mới nhất đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trong quá trình nhận quyền thừa kế tài sản, bạn nên thật cẩn trọng cũng như tìm đến những người am hiểu về luật pháp để tránh một số rủi ro không đáng có.